Cùng với sự “đứng hình” của bất động sản, việc gặp khó không chỉ trên công trường mà cả trên sàn chứng khoán đang khiến các doanh nghiệp xây dựng và các nhà thầu phụ xây dựng phải toan tính lại hướng đi.
Biểu đồ so sánh biến động giá một số cổ phiếu doanh nghiệp xây dựng trong 6 tháng gần đây
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, các doanh nghiệp trong ngành xây dựng và các nhà thầu phụ vốn đã từng bước cảm nhận sự khó khăn cùng với sự đi xuống của thị trường bất động sản từ năm 2019 khi chính quyền các địa phương siết chặt thủ tục cấp phép đầu tư, cấp phép xây dựng, xét duyệt khiến hàng loạt dự án bất động sản không thể triển khai.
Tác động kép từ thị trường
Đến nay khi đại dịch COVID-19 bùng phát, thị trường bất động sản gần như “đóng băng” thì các doanh nghiệp xây dựng cũng “đứng hình” theo, kéo theo các nhà thầu phụ cho khối này cũng bị ảnh hưởng dây truyền.
Theo chia sẻ của lãnh đạo một doanh nghiệp xây dựng lớn thì hiện gần phân nửa lượng công nhân của doanh nghiệp này đã tạm nghỉ, doanh thu sụt giảm trầm trọng, các khoản công nợ từ trước giờ càng khó đòi hơn khi chủ đầu tư cũng chẳng bán được hàng, nói đúng hơn họ cũng không có tiền để trả nợ.
Trên thị trường chứng khoán, 6 tháng gần đây ghi nhận cổ phiếu của các doanh nghiệp có tiếng trong ngành xây dựng có thể kể đến gồm Hòa Bình, FECON, Cotecons, Vinaconex đang dàn hàng ngang đi xuống.
Việc cổ phiếu của các doanh nghiệp xây dựng “dắt tay nhau” đi xuống được nhiều chuyên gia lý giải là do chịu tác động kép từ sự giảm tốc của thị trường bất động sản xuất phát từ những vấn đề liên quan đến công tác rà soát thủ tục pháp lý cộng với ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu COVID-19 đang đặt các doanh nghiệp xây dựng trước những khó khăn, thách thức không hề nhỏ.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Xuân Thắng, Phó Tổng Giám đốc Sonha Auto cho rằng những khó khăn hiện nay đến từ việc đại dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng rõ rệt tới nền kinh tế nói chung cũng như thị trường xây dựng nói riêng, đặc biệt là doanh nghiệp xây dựng và các nhà thầu phụ bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng.
Doanh nghiệp “toan tính” lại hướng đi
Dưới "bóng ma" COVID-19, các các nhà thầu phụ bắt buộc phải toan tính lại hướng đi, tìm cơ hội trong mối nguy dịch bệnh để tồn tại và sẵn sàng cho câu chuyện hồi phục khi dịch bệnh qua đi.
Các công ty nghiên cứu thị trường như Savills, CBRE và JLL trong các báo cáo của mình cũng đang chỉ ra những cơ hội đền từ dòng vốn chuyển dịch đến Việt Nam, nhất là thời điểm sau đại dịch khi các chuỗi giá trị được nối lại và nhu cầu tăng cao.
Điều này sẽ dẫn đến nhu cầu bất động sản công nghiệp tại Việt Nam tăng mạnh theo đà tăng của nguồn vốn đầu tư FDI với thuận lợi là hệ thống giao thông ngày càng hoàn thiện và quỹ đất dành cho công nghiệp của Việt Nam vẫn còn dồi dào.
Nắm bắt xu thế này, Sonha Auto “bước sâu hơn” vào cung cấp giải pháp toàn diện các giải pháp lối vào ra tự động dành cho khu công nghiệp. Theo ông Nguyễn Xuân Thắng, bên cạnh việc chờ đợi những chính sách hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nói chung thì trong bối cảnh hiện nay doanh nghiệp đang chủ động tìm những cơ hội có thể đến từ việc bất động sản công nghiệp phát triển do những ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với Trung Quốc cũng như hệ quả của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
“Những tác động này đang tạo ra xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam và với thế mạnh đã thi công cho nhiều doanh nghiệp FDI lớn tại Việt Nam thì chúng tôi kỳ vọng sẽ “bắt trọn” xu thế này” - ông Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.
Cơ hội sẽ được mở ra cho cả hai là nhà đầu tư và nhà thầu, ông Nguyễn Xuân Thắng nhận định và cho biết trong khó khăn doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục các hoạt động mở rộng thị trường, tham gia dự thầu nhiều dự án, đặc biệt là các dự án liên quan đến cung cấp lắp đặt hệ thống phòng sạch, phòng airshow, các sản phẩm cửa chống cháy, cửa cuốn, vách… cho các khu công nghiệp.
Một điểm sáng nữa được các nhà thầu phụ xây dựng kỳ vọng là việc Chính phủ đang đẩy mạnh đầu tư công, với hàng loạt các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia, các công trình công nghiệp quy mô lớn được đẩy nhanh đầu tư. Đó sẽ là cơ hội cho các nhà thầu phụ như Sonha Auto trong thời điểm hiện nay.
Bên cạnh đó, để ứng phó với tình trạng khó khăn, các nhà thầu phụ về cửa tự động như Sonha Auto cũng tính đến chiến lược phát triển thêm các sản phẩm mới, bên cạnh duy trì các sản phẩm kinh doanh cốt lõi (cửa trượt tự động, cửa xoay…) thì cũng mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm lối vào ra tự động sang lĩnh vực giao thông công cộng, và khối bệnh viện – đây có thể nói là giải pháp “chắp cánh” cho Sonha Auto trong thời gian tới.
Theo báo cáo tình hình thị trường BĐS Savill, CBRE, và JJL Quý 1/2020
-Tin Tức SonHa Auto-