Bài viết dưới đây SONHA AUTO sẽ gửi tới bạn thông tin hướng dẫn chi tiết các bước lắp đặt cửa trượt kính tự động đơn giản. Mời bạn cùng khám phá trong những nội dung tiếp theo dưới đây của bài viết nhé!
Các bước lắp đặt cửa trượt kính tự động đơn giản
Cần nắm rõ các bộ phận cấu tạo của cửa trước khi lắp đặt
Dịch vụ lắp cửa trượt kính tự động Hàn Quốc tại Việt Nam
Video lắp đặt chi tiết
Lắp cửa trượt kính tự động Nhật Bản tại Việt Nam trọn gói
1. Cách lắp đặt cửa kính tự động
1.1 Lắp đặt phần Cơ
Các thiết bị phần Cơ khí bao gồm:
- Thanh ray (Rail): Là thanh nhôm bằng hợp kim chế tạo dưới dạng ray trượt để con lăn có thể di chuyển. Thanh trượt được cố định vào tường bằng đinh vít.
- Con lăn (Door hanger): Di chuyển trên thanh ray và được gắn với kính thông qua kẹp kính với kính trơn. Con lăn có thể được gắn trực tiếp với khuôn bao nếu dùng cánh bằng kính có khuôn bao cánh.
- Dây đai truyền động (Dây curoa): Là dây tiếp nối giữa động cơ và con lăn, có chức năng phân bố đều lực từ động cơ của hệ thống điều khiển đến với các con lăn, từ đó tạo ra chuyển động của cửa. Dây curoa còn giúp gia tăng lực cho con lăn, động thời hạn chế tổn hại đến cả hệ thống.
Dây đai có tác dụng như một thanh truyền lực giúp đẩy các con lăn chạy theo quỹ đạo của mình.
Các bước lắp đặt phần Cơ khí:
Bước 1: Dựng vách cố định
Khung cửa đã có sẵn vách cố định thì có thể bỏ qua bước này. Nếu khoảng trống lắp cửa tự động vẫn chưa có vách cố định thì cần phải dựng vách trước khi bắt tay vào lắp đặt cửa tự động. Các loại vật liệu làm vách cố định thường gặp là kính trần, kính khung nhôm, kính khung inox, tường panel, tường xây,...
Yêu cầu chung khi dựng vách đó là sự chắc chắn, chính xác theo bản vẽ và thẳng đứng, giữ chính xác kích thước thông thủy cho cửa.
Bước 2: Lắp đặt thanh ray
Chiều dài thanh ray được cắt theo đúng bản vẽ thiết kế, phù hợp thực tế đo đạc được tại công trình. Bắt cố định thanh ray lên vách cố định đã được dựng trước đó.
- Nếu vách cố định là kính thì khoan lỗ trước và sử dụng bulong cho kính.
- Nếu vách bằng hoặc kim loại thì sử dụng vít.
- Vách bằng panel thì sử dụng đinh Rive.
- Đối với vách cứng là tường xây sẵn hay bê tông thì sử dụng bulong nở (tắc kê).
Bước 3: Lắp đặt phần cửa kính
- Kính chưa có bao cánh (không có khung bao): Cắt kẹp kính đúng bằng chiều rộng tấm kính, lắp kẹp kính vào tấm kính dùng làm cánh cửa.
Lưu ý: lắp thật chắc chắn, nếu không sẽ bị tụt kính. Sau đó, bắt các cụm bánh xe vào kẹp kính ( hai cụm bánh xe ngắn nằm ở 2 bên ngoài cùng, bánh xe dài nhất nằm ở cánh đối diện với động cơ, bánh xe còn lại nằm ở cánh cùng phía với động cơ).
- Kính đã có bao cánh (khung nhôm, inox,...): bắt trực tiếp cụm bánh xe lên tấm cánh cửa. Thứ tự bắt 4 cụm bánh xe cũng giống như kính không có khung..
Sau đó, treo cánh cửa đã gắn cụm bánh xe lên ray. Cân chỉnh cánh cửa sao cho thẳng đứng, cách đất 10mm. Hai cánh cửa phải cao bằng nhau và khi đóng lại tạo thành 1 mặt phẳng (nếu cánh bị cong hay vặn xoắn thì tìm cách khắc phục).
Bước 4: Lắp linh kiện lên thanh ray
Sau khi hoàn thành lắp đặt cánh cửa, chúng ta tiến hành lắp đặt các thiết bị của bộ điều khiển tự động như Motor, Controller, Pulley không tải, dây Curoa (Timing Belt), biến áp,...
Chú ý các thiết bị Motor và Pulley không tải cần được lắp đặt chính xác và cố định để tránh 2 thiết bị này trượt ra trong quá trình hoạt động.
Sau cùng lắp đặt mắt thần cảm biến và các thiết bị ngoại vi.
Bước 5: Gắn dây đai truyền động (curoa)
- Cắt dây đai cho đủ độ dài, gắn vòng qua Pulley không tải và động cơ sau đó nối thành vòng tròn khép kín tại một trong 2 cụm bánh xe có kẹp nối. Căng dây đai bằng cách vặn ốc ở phía puly không tải. Dây đai được căng sao cho vừa đủ để thành hai đường thẳng song song.
- Mở hết 2 cánh cửa ra, bắt cánh cửa còn lại vào dây đai.
- Lắp dẫn hướng sàn cho 2 cánh cửa.
- Mở tối đa các cánh cửa tự động về 2 phía khác nhau để xem giới hạn mở của mỗi cánh. Sau đó đặt Con chặn cửa (Door Stopper) vào một bên cánh. Đóng cửa lại và bắt cục chặn hành trình (Door Stopper) ở giữa sao cho khi 2 cánh đóng lại cách nhau một khe hở 5mm.
Khi lắp dây curoa cần chú ý dây không được quá căng sẽ gây ra tiếng rít, mau mòn dây đai và gây hiện tượng bó hộp số.
Cần điều chỉnh dây Curoa thích hợp với các thiết bị khác
1.2 Cài đặt phần Điện
Thiết bị của phần điện cốt lõi nằm ở Bộ điều khiển điện tử - bộ phận làm nên yếu tố “tự động” của hệ thống cửa tự động. Một bộ điều khiển điện tử bao gồm các thiết bị chính:
- Mắt thần cảm biến (Sensor): Sử dụng để nhận biết sự di chuyển từ người/vật để đưa tín hiệu về bộ điều khiển giúp cửa tự động đóng/mở.
- Mạch điều khiển cửa tự đóng (Controller): Thiết bị tiếp nhận tín hiệu từ mắt thần cảm biến cũng như các thiết bị khác và xử lý rồi điều khiển motor điện thực hiện đóng/mở cửa.
- Motor điện: Phần động cơ điện có chức năng điều khiển cửa đóng mở thông qua dây đai truyền động (curoa) được gắn đối xứng với Pulley không tải trên thanh ray.
Các bước cài đặt phần Điện:
Bước 1: Hiệu chỉnh tốc độ cửa đóng/mở tự động
Nối điện nguồn 220V vào cầu đấu hoặc dây điện chờ có sẵn. Bật nguồn và hiệu chỉnh tốc độ sao cho phù hợp nhất. Tốc độ đóng mở cửa tự động không nên quá nhanh gây mất an toàn cho người đi lại. Thông thường cài đặt cho cửa mở nhanh và đóng chậm. Cho cửa tự động chạy khoảng 15-20 lần để kiểm tra tất cả quá trình hoạt động của nó.
Bước 2: Đấu nối các thiết bị ngoại vi vào bảng điều khiển
Tắt điện nguồn, đấu nối theo sơ đồ đấu nối được in rõ trong các giấy hướng dẫn.
Bật điện nguồn; kiểm tra, cài đặt các thiết bị ngoại vi sao cho nó hoạt động ổn định, đúng ý chủ đầu tư.
Sau khi hoàn thành lắp đặt cần cho kiểm tra hoạt động và điều chỉnh
Bước 3: Kiểm tra hoạt động của cửa tự động
Ta tiến hành lắp nắp che vào thanh ray, lắp mắt thần bên trong. Các bạn bật điện nguồn cho cửa hoạt động và hiệu chỉnh độ xa gần của mắt thần sao cho đúng ý chủ đầu tư. Sau đó, kiểm tra hoạt động của cửa tự động và toàn bộ các thiết bị ngoại vi trong vòng 30 phút. Khi không thấy có những trở ngại phát sinh hay cần phải hiệu chỉnh thêm nữa, tiến hành vệ sinh sạch sẽ toàn bộ bộ cửa.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp khách hàng có thêm thông tin về Các bước lắp đặt cửa trượt kính tự động đơn giản.
ĐƠN VỊ CUNG CẤP DỊCH VỤ LẮP CỬA KÍNH TỰ ĐỘNG TẠI VIỆT NAM
Với hơn 20 năm kinh nghiệm SONHA AUTO cung cấp đa dạng các dòng cửa tự động, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, bao gồm:
-
+ Cửa kính trượt tự động: Đây là dòng sản phẩm phổ biến nhất của SONHA AUTO. Sản phẩm được làm từ kính cường lực cao cấp, kết hợp với hệ thống động cơ hiện đại, mang đến sự sang trọng và tiện nghi cho công trình.
-
+ Cửa xoay tự động: Dòng sản phẩm này được ứng dụng rộng rãi trong các trung tâm thương mại, khách sạn, bệnh viện,... Sản phẩm mang đến sự sang trọng và đẳng cấp cho công trình.
-
+ Cửa xếp lớp tự động: Dòng sản phẩm này được ứng dụng trong các cửa hàng, siêu thị, nhà hàng,... Sản phẩm mang đến sự tiện lợi và tiết kiệm không gian cho công trình.
-
+ Cửa cuốn tự động: Dòng sản phẩm này được ứng dụng trong các nhà ở, văn phòng,... Sản phẩm mang đến sự an toàn và tiện nghi cho công trình.
SONHA AUTO cũng cung cấp các dịch vụ về lắp đặt, bảo trì, sửa chữa cửa tự động. Công ty có đội ngũ nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, đảm bảo mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất. Công ty đã thi công lắp đặt nhiều công trình cửa tự động lớn nhỏ trên khắp cả nước. Công ty luôn được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của SONHA AUTO:
-
+ Chất lượng sản phẩm cao cấp, chính hãng.
-
+ Đa dạng các loại cửa tự động đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
-
+ Dịch vụ lắp đặt, bảo trì, sửa chữa chuyên nghiệp, tận tâm.
-
+ Giá thành cạnh tranh.
TỔNG ĐÀI DỊCH VỤ: 0936456008
SONHA AUTO là địa chỉ uy tín để khách hàng lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ về cửa tự động.
-------------------------
Nguồn: Sonha Auto
Đối tác: cổng tự động - cổng trượt tự động